Duilio (lớp thiết giáp hạm)
Duilio (lớp thiết giáp hạm)

Duilio (lớp thiết giáp hạm)

Lớp thiết giáp hạm Duilio (thường được gọi đầy đủ là Caio Duilio theo tài liệu của Ý,[1] hoặc lớp thiết giáp hạm Andrea Doria trong các tài liệu tiếng Anh) là một lớp thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Hoàng gia Ý (Regia Marina). Lớp Duilio được xây dựng và hạ thủy trong khoảng thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và bao gồm hai tàu: Andrea DoriaDuilio. Lớp Duilio là kết quả của những sự cải tiến, nâng cấp đáng kể so với lớp thiết giáp hạm tiền nhiệm là Conte di Cavour, và tương tự như lớp Conte di Cavour, lớp Duilio cũng được trang bị 13 khẩu pháo 305 mm.Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, Andrea Doria và Duilio được giao nhiệm vụ đóng quân tại các căn cứ ở miền nam nước Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhằm cầm chân những đơn vị tàu chiến của Hải quân Áo-Hung trong Biển Adriatic. Do đó, chúng không có cơ hội được tham gia bất kỳ trận chiến nào trong chiến tranh. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, hai tàu đã thực hiện nhiều chuyến hải trình ở khu vực Địa Trung Hải và góp mặt vào các vụ tranh chấp, bạo động quốc tế, bao gồm vụ tranh chấp ở đảo Corfu vào năm 1923. Đến năm 1933, cả hai tàu được đưa vào hạm đội dự bị, và hơn bốn tháng sau, chúng được hiện đại hóa. Quá trình hiện đại hóa bao gồm việc loại bỏ một tháp pháo 320 mm ba nòng ở giữa tàu, tăng cường giáp bảo vệ, thay thế hệ thống nồi hơi và động cơ tuabin hơi nước mới và tăng chiều dài thân tàu. Công việc được hoàn thành vào năm 1940, và tại thời điểm đó, nước Ý đã tham gia vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.Khi đang neo đậu tại Taranto, Andrea DoriaDuilio đã bị các nhóm máy bay của Hải quân Hoàng gia Anh tấn công vào đêm ngày 11, sáng ngày 12 tháng 11 năm 1940. Duilio trúng một quả ngư lôi và thủy thủ đoàn phải ủi tàu lên bờ để giúp tàu không bị chìm, trong khi đó Andrea Doria không chịu bất kỳ hư hại nào trong cuộc tấn công. Việc sửa chữa Duilio được hoàn thành vào tháng 5 năm 1941, và cả hai tàu sau đó được phân làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn vận tải tới Bắc Phi trong những tháng cuối năm 1941. Vấn đề thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng đã buộc Hải quân Hoàng gia Ý phải ngừng triển khai các tàu chủ lực của họ ra chiến đấu ở Địa Trung Hải; do đó, cả Andrea DoriaDuilio đã dành phần lớn thời gian của chúng trong các năm 1942 và 1943 chỉ di chuyển qua lại giữa các cảng ở Ý. Sau khi Ý đầu hàng Đồng Minh vào tháng 9 năm 1943, Andrea DoriaDuilio được lệnh khởi hành về Malta để đầu hàng người Anh. Theo các điều khoản được thống nhất sau chiến tranh kết thúc, nước Ý đã được phép giữ lại hai con tàu này trong biến chế và cả hai tàu đã nắm giữ vai trò soái hạm của hạm đội cho tới đầu những năm 1950. Đến năm 1953, Andrea DoriaDuilio được xuất biên chế, và được xóa tên khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào tháng 9 năm 1956 để đem đi tháo dỡ.